Cây Khoai Mì Cẩm Thạch
Đặc điểm:
– Khoai mì cẩm thạch hay còn gọi với cái tên khác là Sắn ̣̣̣Cẩm Thạch (người Bắc) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh.
– Lá chia thành từ 5-7 thùy, khi lá Non có Màu Vàng Pha Xanh, chuyển dần sang Trắng và lá Già có Màu Trắng Viền Xanh rất lạ mắt.
– Rễ cây phát triển thành củ, chứa nhiều tinh bột và trở thành thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
– Thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
– Hiện tại Khoai Mì được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người.
Cây dễ trồng, trồng chậu tốt, ưa nắng hoàn toàn,phù hợp với khí hậu Việt Nam thích hợp trồng trang trí sân vườn, ban công…
Cách trồng và chăm sóc:
Phân bón: Cây khoai mì là một trong những loại cây hút nhiều dinh dưỡng, để có năng suất cao cần phải bón phân đầy đủ và cân đối.
– Phân hữu cơ: (phân chuồng, phân xanh) Bón phân hữu cơ, vi sinh cung cấp một lượng dinh dưỡng đồng thời giúp đất xốp, giữ nước, giữ phân tốt hơn.
– Thời gian bón: từ 10-17 ngày bón 1 lần
– Thời điểm bón: Bón khi đất đủ độ ẩm, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc mưa lớn.
– Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm, phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và độ ẩm đất đủ cho thuốc có thể ngấm xuống đất từ 2 – 3cm.
Phòng ngừa sâu hại:
– Bọ cánh cứng: Phun các thuốc thông thường điều trị như: Oncol, Lannate…
– Nhện đỏ: Thường xuất hiện ở mùa khô gây cho khoai mì cháy khô từng vùng, dùng Supracide, Admire, Comite…
– Bệnh thối đọt, cháy lá: Dùng Benlate, Benlate-C, Copper-B, Bavistin…
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trong nhãn thuốc để tránh thiệt hại và áp dụng theo phương châm 4 đúng: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách.
>>> Cập nhật thông tin mới nhất về giống Khoai Mì Cẩm Thạch (Giới thiệu cây giống, Chăm sóc, Hàng mới về):