1. Tên của một loại cây thường được gọi theo thói quen, nơi xuất xứ, màu sắc, tên theo ý người trồng. Hiếm khi được gọi theo tên khoa học, tên quốc tế. Vì vậy, thường xảy ra trường hợp một cây có rất nhiều tên. Như Lựu đỏ có nơi Gọi là Lựu Ai Cập, nhưng thực tế ở Ai Cập lại có rất nhiều giống lựu.

2. Cây ăn trái hầu hết đều có sâu, bọ, bệnh, nấm. Trừ khi cây có độc tố mới không có sâu, bệnh hại. Cây ở tự nhiên muốn không có sâu bệnh phải phun hoá chất trừ sâu.

3. Khái niệm hạt giống hoặc cây giống F1 chỉ dùng cho cây được tổ chức uy tín chứng minh trên thực tế về năng suất, hình thái cụ thể và chọn làm F1. Quảng cáo bán cây trên mạng dùng từ F1 hầu hết đều không đúng.

4. Phân bón có đặc tính nóng, dùng nhiều không tốt cho cây, mà còn gây chết rễ. Nhất là phân bò, Ure, NPK…v.v.

5. Trái cây sẽ kém chất lượng và mất độ ngon khi vào mùa mưa.

6. Ở vùng nước bị nhiễm mạn. Dấu hiệu cây bị ngộ độc nước mặn là viền lá bị khô do tích muối. Lâu dài muối sẽ làm cho cây không trao đổi chất được, chết cây. Muốn cứu cây phải tưới lại nưới ngọt để muối phân giải hết.
7. Cây ăn trái bị nhiễm mặn thì trái cũng có vị mặn. Như: nhãn, sapoche, xoài, táo, ổi…v.v

8. Kỹ thuật nhân giống bằng cách cạo vỏ, chiết cành sử dụng rất nhiều. Nhưng một số loại cây da liền quá nhanh nên không thể chiết được (xoài, mít, nho thân gỗ)

9. Cây trồng nếu vận chuyển xa, thay đổi điều kiện trồng sẽ xảy ra hiện tượng rụng lá. Sau một thời gian thích nghi mới ổn định lại.

10. Một giống ngon còn phụ thuộc vào vùng đất, và điều kiện thời tiết. Không phải trồng đúng giống ngon thì trái ra sẽ ngon.
