Cây Kỷ Tử ( Khởi tử)
1. Tên gọi khác
– Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.
2. Tên khoa học
– Lycium sinense mill thuộc họ Cà (Solanaceae).
Đặc điểm:
– Cây thảo dược có nhiều đặc tính dược học quý cho sức khoẻ sinh lý được mệnh danh là Sâm Tây Tạng
– Trồng chậu đươc. Cây lớn nhanh, dễ chăm sóc
– Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2 – 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ, tràng hình phễu, 5 cánh
– Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ, có vị đắng xen lẫn một chút vị chua. Ăn quả tươi hoặc quả khô đều được.
– Thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu khi quả đã chuyển màu đỏ vàng.
Công dụng:
– Cây Kỷ Tử được dùng trong các món ăn bổ dưỡng giúp hồi phục sức khoẻ nhanh chóng, cung cấp một lượng lớn thực phẩm bổ dưỡng giúp cho sức khoẻ gia đình bạn luôn được sung mãn. “Được ca ngợi là siêu thực phẩm bởi khả năng chống lại bệnh đái tháo đường và thậm chí cả ung thư.”
*Theo Y học cổ truyền
– Dưỡng can, minh mục, bổ thận, ích tinh, nhuận phế.
– Chủ trị: Chủ trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao khái thấu
*Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
– Tăng cường miễn dịch: Nước sắc Cây kỷ tử làm tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể.
– Hạ cholesterol huyết, đường huyết, bảo vệ gan: Dạng chiết nước từ câu kỳ tử có tác dụng làm giảm cholesterol và có tác dụng bảo vệ gan, hạ đường huyết, tăng khả năng dung nạp đường.
– Tác dụng đối với hệ thống máu: Nước sắc Cây kỷ tử làm tăng lượng bạch cầu
*Chú ý*
Ngoài quả khởi tử ra, cây khởi tử còn cho các vị thuốc sau đây:
- Lá khởi tử (rau củ khởi) nấu canh với thịt để chữa cho ho, sốt.
- Vỏ cây khởi tử tức địa cốt bì-Cortex Lycii sinensis là vỏ rễ phơi hay sấy khô.
- Đào rễ vào mùa xuân và mùa thu (từ tháng 10 đến tháng 3-4) rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ phơi hay sấy khô. Muốn cho đẹp, làm như sau: Rễ đào về rửa sạch cắt thành từng đoạn 6-10cm, dùng dao rạch cho đến gỗ, cho vào đồ, vỏ sẽ long ra khỏi gỗ, lấy ra bóc phơi hay sấy khô.
- Thành phần hóa học: Theo Bộ dược học viện nghiên cứu y học Bắc kinh 1958, trong địa cốt bì có 0,08% ancalioid, 1,7% saponin không có phản ứng anthraglucosid và tanin. Công dụng và liều dùng: Lá và vỏ rễ khởi tử có tác dụng chữa ho, sốt và sốt do ho.
- Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
- Theo tài liệu cổ, địa cốt bì có vị ngọt, tính hàn, vào 4 kinh phế, can, thận và tam tiêu. Có tác dụng lương huyết tả hỏa, thanh phế nhiệt, trừ cốt chưng. Dùng chữa ho ra máu, phiền nhiệt tiêu khát, lao nhiệt ra mồ hôi, nhức xương. Người dinh phận không có nhiệt, tỳ vị hư hàn không dùng được.
Đơn thuốc có vị địa cốt bì trong dân gian
- Chữa thổ huyết: Sắc 12g địa cốt bì với 200ml nước mà uống trong ngày.
- Tiểu tiện ra huyết: Địa cốt bì tươi, rửa sạch giã lấy nước uống. Mỗi lần 25-30g địa cốt bì tươi. Nếu không có tươi, dùng khô sắc cũng được.
- Âm hộ lở loét: Sao nước địa cốt bì mà rửa