
Hoàng Long Garden tổng hợp một số loại bệnh hay gặp biểu hiện qua lá để mọi người biết thêm và các biện pháp phòng tránh chúng.

Triệu chứng: cho thấy lá bị một số loại côn trùng và sâu đã tấn công lá cây. Ở thời điểm bạn thấy những nốt sần xuất hiện thì con sâu tấn công cái lá đã rời đi từ lâu rồi, và bản thân các nốt sần cũng rất hiếm khi có chứa trứng của sâu.

– Triệu chứng gây hại: Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá.
– Đặc điểm hình thái:Thường hoạt động ban ngày. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây ra nhiều đợt đọt non, lá non.
– Biện pháp phòng trừ:Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Delfin, Abam tổ sâu ở những đọt non. Nếu mật số sâu cao thì dùng Cectin, Fastac, Sec Saigon, Sumi-Alpha…

Đây cũng là dấu hiệu của sâu ăn lá, nhưng ta không thể thấy lỗ đục trên thân lá cũng có thể là do ốc sên ăn lá thay vì sấu, Chúng ta cũng có biện pháp phòng tránh cũng như chữa trị giống như sâu ăn lá.

– Triệu chứng gây hại: Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ, những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá, còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái.
– Biện pháp: Không nên trồng quá dầy làm cho vườn bị um tùm rậm rập, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều. Không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn. Thường xuyên kiểm tra bộ lá cây để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.
Phun các thuốc có hỗn hợp hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

– Triệu chứng gây hại: ban ngày chúng thường ở dưới những mặt lá, xẩm tối chúng mới bắt đầu hoạt động. Sâu mới nở sẽ đục hết những lớp biểu bì lá để hút hết dịch ở bên trong tạo thành một đường ngoằn ngoèo ở trên lá. Sau đó lá cây sẽ bị cuốn lại và không còn khả năng quang hợp được nữa, không lâu sau thì lá rụng. Sâu thường phá hoại mạnh mẽ nhất là vào khoảng tháng 7, 8, 9.
– Biện pháp: có thể sử dụng Sherpa 25 EC 0,1% hoặc Decis 2,5 EC (0,3 – 0,4 lít/ha) để khắc phục tình tình.

– Triệu chứng: Quan sát trên lá có những chấm tròn có kích thước khoảng 1mm, sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám, nếu nặng nhiều vết hoà lẫn nhau tạo thành mảng lớn.
– Biện pháp: không để vườn bị đọng nước trong mùa mưa, gây ẩm ướt cho vườn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển. Khi cây đã bị bệnh nên giảm phân đạm, tăng cường thêm phân kali và phân lân. Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh, khi thấy bệnh chớm có thể sử dụng một trong những loại thuốc như Bemyl 50WP; Viben 50BHN; Benzeb 70WP; COC 85WP, Zincopper 50WP; Copper- Zinc 85WP; Benlate 50WP; Tilsuer 300ND… để phun xịt. .
– Triệu chứng: Bệnh cháy lá khi bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Ban đầu xuất hiện ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá.
– Biện pháp: Bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân đầy đủ, cân đối lượng phân NPK.
Đối với lá bị bệnh nên ngắt bỏ. Phun một số lượng thuoo0cs như sau: COC85 WP, Norshield86.2 WG,..

– Triệu chứng: Trên lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Năm nào mưa nhiều kèm thời tiết nóng ẩm bệnh phát mạnh thành dịch.
– Biện pháp: Vườn cần có hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây giống bị bệnh, trồng mật độ hợp lý, không trồng mật độ quá cao để tạo thông thoáng cho vườn.Cắt và thu gom cành, lá, quả bị bệnh đem tiêu hủy nguồn bệnh. Bón phân cân đối NPK, tăng cường bón thêm phân kali cho vườn cây đang bị bệnh. Trị bệnh bằng cách phun boocđô 1% hoặc Kasuran: 0,2%, Koside: 35g/10 lít nước, Oxyclorua đồng.

– Triệu chứng: Trên mặt lá xuất hiện các vết bệnh nhỏ có viền màu nâu, bên trong nhạt hơn, ở giữa có chấm đen li ti. Nói nôm na thì trông như có những con mắt nhỏ mọc trên phiến lá. Vết bệnh thường bắt đầu từ chóp lá, mép lá, đôi khi từ giữa phiến lá. Các vết bệnh này có thể lan rộng ra, gây hoại tử, đục thủng lá.
– Biện pháp: Trồng cây thưa, 2 chậu nên cách nhau 1-2 mét ở nơi thoáng mát, có gió tự nhiên. Bón phân vừa đủ, hạn chế dư đạm làm nóng cây. Thường xuyên vệ sinh vườn hồng, thu gom và tiêu hủy lá bệnh. Không tưới cây vào buổi tối, chỉ tưới vào sáng sớm và buổi chiều khi trời nắng nhẹ. Tránh để nước đọng trên lá. Kĩ càng hơn thì bạn có thể tham khảo cách quan sát đất để tưới cây Hoa Hồng tại đây.
Khi bệnh mới xuất hiện, không tưới nước trực tiếp lên lá. Cách ly cây bệnh và phun trên cả hai mặt lá Tricô-ĐHCT (cần pha thêm chất bám dính nếu phun vào mùa mưa). Hoặc phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất difenoconazole, propicoriazole, azoxystrobin, tricyclazole, carpropamid. Trước mắt có thể sử dụng các loại thuốc đang bán trên thị trường như Score 250ND, Rocksai Super 525SE, Cure Super 300EC, Help 400SC, Nevo 330EC, Amistar top 325SC… Chú ý sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì.