Cây Lựu Tím (Đen)
Đặc điểm:
- Lựu Tím Nga là giống có nguồn gốc từ các nước ôn đới như Nga, Trung Quốc, nhưng trong quá trình du nhập vào Việt Nam thời gian qua. Giống thể hiện khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Khả năng kháng bệnh tốt, sinh trưởng nhanh. Và ra trái ổn định. Kết quả, trồng thử giống này tại miền Nam cho thấy cây có tỷ lệ đậu trái rất cao. Trái cũng đạt kích cỡ khá to.
Hình thái và đặc tính:
- Lá: lá có hình thoi. Quan sát mặt má thì bảng lá nhỏ hơn mà màu sẫm hơn màu lá của những giống lựu khác. Đọt non màu đỏ sẩm là điểm nhận dạng của giống lựu này.
- Thân: Lựu Tím có thân mọc lùn hơn giống lựu đỏ thông thường ở VN. Chiều cao cây trung bình trong 2m. Cành nhánh có gai, vỏ thân có màu nâu đen và sẫm màu. Bởi đặc tính thân không quá cao, chủ yếu mọc bụi nên giống Lựu Tím rất hợp để trồng trang trí bồn hoa. ban công, tiểu cảnh.
- Hoa và trái:
– Hoa của giống có màu đỏ sẩm không đỏ tươi như những giống lựu thường.
– Cây có khả năng ra hoa chùm từ 5-12 hoa. Và ra hoa, đậu trái quanh năm liên tục không theo mùa.
– Trái có kích cỡ không quá to, kích cỡ tối đa có thể bằng quả quýt. Trọng lượng trung bình trong 100gram. Vỏ trái có màu tím sẫm độc đáo. Thịt và hạt trái màu tím đen. Khi ăn có vị thơm ngọt.
Chăm sóc:
- Lựu Tím (Đen) có khả năng thích ứng tốt với khí hậu Việt Nam. Phát triển nhanh, dễ chăm sóc. Và không kén điều kiện trồng.
- Trồng chậu Lựu Tím (Đen) rất dễ. Có thể dùng cây chiết hoặc cây hạt vẫn được.
– Khi trồng chú ý đặt cây ở nơi nắng trực diện đầy đủ. Tránh những vị trí thiếu nắng, cây sẽ chậm lớn, lụi dần, hoặc khó ra hoa, đậu trái.
– Chậu để trồng không cần quá to. Vì cây thuộc dạng thân lùn. Cho nên vẫn dùng được các cỡ chậu đường kính 30cm, mà không lo cây thiếu diện tích.
– Đất: Nên sử dụng các loại đất cân bằng được khả năng thoát nước lẫn khả năng giữ ẩm. Tránh những loại đất quá nhiều chất vô cơ, nhẹ, không có khả năng giữ nước, phân bón.
– Phân bón: cây hợp với các loại phân NPK 20-20-15, phân lân, và các loại phân hữu cơ như bò, gà, bánh dầu.. Lưu ý khi dùng phân: không dùng quá nhiều, không bón cục bộ vào gốc, rất dễ gây hiện tượng úng thối rễ.
– Sẩu bệnh: Nấm bệnh là loại xuất hiện rất nhiều với giống lựu vào mùa mưa, ẩm. Có thể hạn chế bằng cách đặt cây nơi thoáng đãng. Tỉa tán bớt rậm rạp. Và có thể dùng COC85 để trị nhanh các loại nấm bệnh như thán thư, rỉ sắt. Còn về trái nếu có hiện tượng nứt trái (dấu hiệu này thường do phần thịt trái phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển của vỏ trái) thì bổ sung Canxi Bo.

Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.