Dừa Sáp (tên gọi khác là Dừa Đặc Ruột, Dừa Kem)
1. Đặc điểm của cây Dừa Sáp
– Nguồn gốc: Việt Nam
– Kinh tế: Dừa sáp cho giá trị kinh tế khá cao, người dân bán tại vườn trung bình từ 80.000 – 120.000 đồng/trái, cao gấp 10-20 lần so các loại dừa khác. Điểm đặc biệt của loại dừa này chính là sự hiếm hoi “không phải có tiền cũng mua được”, vì mỗi buồng dừa chỉ có khoảng 2 – 3 trái dừa sáp, số lượng không đủ để cung ứng ra thị trường.
(theo Bao Nguoilaodong, 2023)
– Trái: Có kích thước nhỏ, to hơn lòng bàn tay một chút, đầu trái thuôn nhọn.
Ở cây dừa sáp, chỉ có những trái dừa không sáp thì mới có khả năng tạo phôi, mầm, mộng và được chọn làm dừa sáp giống, còn những trái có sáp thì không thể làm giống.

– Lá: tương tự như những giống dừa khác.
– Thân: Mọc thẳng, không phân nhánh, thân tròn, tương tự như những giống dừa phổ thông khác.
– Về giá trị mang lại của Dừa Ẻo Vàng
- Về chất lượng trái: Dừa sáp có cơm đặc dẻo, nước sền sệt và hương vị thơm, béo. Ngoài ăn tươi, sáp dừa còn có thể làm sinh tố, kem, mứt,…
- Trồng làm bóng mát: Dừa có tán lá rộng hơn thích hợp trồng làm bóng mát.
2. Cách trồng cây Dừa Ẻo Vàng:
2.1 Trồng để khai thác (trích dẫn từ Cách trồng Dừa)
1. Cách chọn giống
– Chọn cây dừa mẹ:
Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm. Giống dừa lùn: Từ 10 – 15 năm.
Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm; Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.
– Chọn trái giống:
Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.
Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh.
2. Kỹ thuật trồng dừa
Cây dừa là loại cây ưa ánh sáng hoàn toàn. Nhìn vào ngọn cây thấy lá ra đến đâu thì có thể rễ ra khoảng đấy. Ngược lại, thấy rễ ra chung quanh gốc, ta biết lá vươn ra đến đâu. Do đó, dựa vào đặc điểm này mà xới đất bón phân, bồi bùn, bố trí khoảng cách trồng cây dừa hay trồng xen cho thích hợp.
Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m – 9m. Dừa lùn cách khoảng 6 – 7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7 – 8m, dừa lùn 5 – 6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoang 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.
Phân bón cho dừa tùy thuộc vào giống dừa và loại đất, có trồng xen hay không, màu lá trên cây dừa xanh biếc hay đã ngã vàng, nhưng có thể áp dụng công thức như sau: Bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa.
Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1 – 2 tuổi, hằng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.
3. Phòng trừ sâu hại cây dừa
– Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng: Bọ cánh cứng hay còn gọi bọ dừa, làm giảm sản lượng trái, làm chết khô từ 8 lá trở lên. Vì mỗi tàu lá, cho ra một buồng dừa. Những cây dừa bị bọ dừa tấn công nhiều năm thì gây ra hiện tượng trái rụng hàng loạt, các lá non mới ra nhỏ và không phát triển, toàn bộ cây xơ xác và sau đó cây chết đi.
– Biện pháp phòng chống bọ dừa:
Biện pháp canh tác: Cắt và đốt bỏ đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cho các cây dừa khác.
Biện pháp sinh học:Dùng biện pháp thả ong ký sinh (Asecodes hispinarum) vừa đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi sinh môi trường.Biện pháp sinh học dùng nấm (Metarhizium), biện pháp này có hiệu quả nhất là phòng chống vào mùa mưa có ẩm độ cao.
Biện pháp hoá học:Phát hiện sớm triệu chứng gây hại khi còn ở trong diện hẹp để tiến hành phun trừ ngay là biện pháp có hiệu quả và kinh tế. Sử dụng thuốc trị bọ cánh cứng như theo khuyến cáo trên nhãn của bao bì.
(Theo Trung tâm Thông tin, thống kê KH&CN thành phố Hải Phòng)
2.2. Trồng chậu (đang cập nhật)
Lợi ích khi mua tại Hoàng Long Garden:
- Được đảm bảo đúng giống
- Tư vấn trọn đời cây
- Hậu Đãi cho khách quen
- Chốt và giao đúng cây như ảnh
- Vườn rộng luôn đủ loại cây để khách đến lựa chọn trực tiếp
- Cây bán ra luôn Đạt tiêu chuẩn Khỏe, Mạnh, Ổn Định
- Cập nhật giống mới liên tục. Đa dạng loại giống.
_____________________________
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.