Cây Xoài Tứ Quý

Đặc điểm:
- Cây Xoài Tứ Quý có nguồn gốc từ Thái Lan. Được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Giống có năng suất rất cao bởi khả năng ra trái sớm và nhiều vụ.
Hình thái và Đặc tính:
- Lá: có hình thoi, bảng lá thuông dài, đầu lá co đuôi ngắn, cạnh lá có gợn sóng. Lá non của Xoài Tứ Quý có vị chua thường dùng làm rau sống, cuộn bánh tráng…v.v.
- Thân: Xoài là một giống có tuổi thọ cao. Có thể lên đến hơn 100 năm. Cho nên trồng càng lâu thân càng to lớn. Tàn cây vươn rộng hợp để trồng làm bóng mát. Tốc độ sinh trưởng của cây xoài tương đối. Nếu trồng từ cây giống khoảng 1 năm, cây có thể đạt đến chiều cao gần 2m.
- Hoa & trái:
– Hoa mọc chùm. Một năm ra 3 – 4 vụ, các tháng rộ hoa là tháng 4 – 6, và 10-12 hàng năm. Nếu trồng từ dạng cây giống ghép cây sẽ ra hoa sau 15 tháng trồng. Một số trường hợp cây chậm ra hoa thường do cây sung tốt quá, chậm khả năng ra hoa và trái, có thể xử lý nhanh bằng cách bóc vỏ cây, siết thân để kích hoạt khả năng ra trái của cây
– Trái Xoài Tứ Quý có hình thon dài, phần đầu trái nhỏ dần. Vỏ trái khi gần chín vỏ trái sẽ có những có lớp nâu sần, đến khi gần chín sẽ chuyển vàng. Trọng lượng trái chuẩn từ 1kg.
Chăm sóc:
- Cây Xoài Tứ Quý là một giống xoài dễ chăm. Không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, và cũng rất dễ có trái. Nhưng khi trồng Xoài, nên chọn vị trí có nắng trực diện đầy đủ, tránh đặt cây ở thiếu nắng, dễ làm cây chậm phát và khó có trái.
- Trồng chậu: Xoài Tứ Quý khi trồng chậu cho trái tốt nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Giống: nên chọn dạng cây ghép sẽ nhanh có trái, nếu trồng chậu nên ưu tiên trồng “dạng cây nuôi sẵn” sẽ tiếp kiệm thời gian, công sức, chi phí trồng, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chăm sóc hơn là trồng từ cây giống nhỏ. Tránh trồng dạng cây từ hạt sẽ rất khó ra trái được trong chậu, đồng thời cũng không thể đảm bảo thuần giống với cây mẹ. *Lưu ý khi trồng cây ghép phải thường xuyên lải bỏ đọt của thân ghép mọc lên.
– Chậu: Xoài Tứ Quý khi ra trái thường có chiều cao từ 1m. Cho nên khi sử dụng chậu nên chọn mẫu chậu có đường kính từ 0,6m. Khi dùng chậu chú ý cách nhiệt cho chậu tránh hiện tượng nắng chiếu vào thành chậu khiến cây bị chết rễ non lúc trời nắng mạnh. Đồng thời cũng chú ý tới lỗ thoát nước của chậu, tránh việc lỗ thoát nước bị nghẹt gây ra hiện tượng úng rễ cây.
– Đất: nên dùng các loại đất đáp ứng các tiêu chí “Không giữ nước quá lâu” và “Không thoát nước quá nhanh”. Việc này giúp cho cây giảm thiểu rủi ro úng rễ vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa nóng. Có thể đặt mua loại Đất Thịt Bazan Trộn Sẵn của Hoàng Long Garden có thành phần phân bón, đất thịt, mụn dừa, vỏ đậu phộng và tro trấu theo tỉ lệ phù hợp. Giúp cho cây dễ phát rễ non, và nhờ sẵn phân bón sẽ giúp giảm chi phí & công sức bón phân sau khi trồng. Đồng thời cũng có thành phần hữu cơ phân ra chậm, tạo dưỡng chất cho cây phát rễ tốt.
- Sâu bệnh:
+ Các loại con trùng hại cây như: rầy trắng, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu ăn lá có thể trị nhanh mà không cần dùng thuốc hóa học bằng các cách sau: dùng bình xịt muỗi / hỗn hợp rượu trắng + tỏi + ớt ngâm sẵn / thuốc sổ lãi pha loãng rồi xịt lên cây / xịt nước áp lực cao, nước rửa chén pha loãng lên cây / Phủ màng trồng cây cách ly cây.
+ Nấm bệnh hại cây như: thán thư, rỉ sắt có thể dùng Banking Soda / Nước Coca – cola / Thuốc Coc 85 để diệt nhanh mầm nấm bệnh / Xịt hỗn hợp đồng lên lá để phòng ngừa mầm bệnh lây lan vào lá chưa bệnh. Kết hợp phát quang môi trường, cắt tỉa cành nhánh bớt rậm rạp, lãi bớt lá bệnh.
+ Bảo vệ trái: Ruồi đục trái thường tấn công khi trái lớn hơn ngón tay, để tránh ruồi đục trái có thể dùng màng bọc trái cây bảo vệ trái.
+ Bảo vệ thân khỏi ruồi đục trái: Có thể phòng ngừa bằng cách quét vôi phủ lên thân cây, nếu có điều kiện nên khống chế chiều cao cây trong khoảng 2m. Để tiện việc theo dõi chăm sóc, phòng ngừa cho cây khỏi sâu đục thân về sau. Ngoài ra, nếu trường hợp cây đã bị sâu đục thân xâm nhập, có thể chặt bỏ những đoạn cây ngoài tầm xử lý, xử lý bơm nhớt vào lỗ sâu đục. Hoặc dùng sợi kẽm bắt thủ công. Ngoài ra, nếu các biện pháp trên không hiệu quả, có thể dùng thuốc lưu dẫn bón gốc (lưu ý: biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến trái trên cây cho nên phải bỏ hết đợt trái này) - Phân bón:
+ Giai đoạn phát triển: nên dùng NPK 20-20-15 giúp phát mầm, đâm chồi nảy lộc. Hoặc các loại phân có chức năng tương tự.
+ Giai đoạn ra hoa, đậu trái: nên dùng các loại phân hữu cơ như dê, gà, bánh dầu. Hoặc có thể bổ Sung Kali giúp trái ngon và to hơn. Còn để thúc cây ra hoa có thể kết hợp Phân Lân giúp cây đâm chồi, phát hoa nhiều hơn.
+ Trường hợp cây suy: kết hợp phân kích rễ N3M, Phân Bón lá NPK.
* Chú ý: khi dùng phân nên chú ý liều lượng, tránh hiện tượng lạm dụng bón quá liều, bón cục bộ sẽ gây ảnh hưởng rễ cây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.