Lá là bộ phận nhạy cảm của cây, sẽ bị tác động sớm nhất khi cây ở trạng thái thiếu chất dinh dưỡng. Việc tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu, triệu chứng sẽ giúp nhanh chóng phát hiện và kịp thời điều chỉnh, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng như mong muốn.
Với kinh nghiệm trồng thực tế, Hoàng Long Garden xin chia sẻ cách nhận biết tình trạng thiếu dinh dưỡng qua mặt lá và cách bổ sung phù hợp:
1. Thiếu đạm (Nitơ)
-Dấu hiệu nhận biết: ở ngọn lá và gân lá chuyển sang màu vàng. Trường hợp nặng hơn, toàn bộ lá sẽ ngả sang màu vàng úa, rụng dần, để lại cành cây trơ trụi.
– Cách bổ sung: bón các loại phân hữu cơ giàu đạm như là đạm cá, phân trùn quế, phân dê hoặc phân bò.
2. Thiếu Lân (Photpho)
– Dấu hiệu nhận biết: từ màu xanh, lá chuyển dần sang màu tía hoặc màu tím đỏ. Trước hết sẽ xuất hiện ở mặt dưới lá, sau đó sẽ lan dần lên trên ngọn lá. ở trường hợp cây bị thiếu lân nghiêm trọng, thì phần thân cây cũng dần chuyển sang tím và nâu. Đồng thời, mép lá cũng cong lại và có kích thước nhỏ hơn so với cây đủ dưỡng chất.
Khi cây thiếu lân sẽ làm giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, làm cây bi còi cọc, thấp bé, thời gian trái chín lâu hơn.
– Cách bổ sung: bón các loại phân tổng hợp có hàm lượng phân lân cao.
Bón vôi cho cây để điều chỉnh độ pH (từ 6-6.5), giúp cây hấp thu phân lân được tốt hơn
3. Cây thiếu chất Kali
– Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Tình trạng lâu dần sẽ làm cho cây bị còi cọc , thân yếu, khả năng chịu hạn hay rét suy giảm và làm rụng hoa, giảm tỷ lệ đậu trái.
– Cách bổ sung: Có thể bổ sung kali qua các loại phân hữu cơ như tro trấu, tro dừa, trấu hun,hoặc dịch chuối.
4. Cây thiếu chất canxi (Ca)
– Dấu hiệu: các lá non mới nhú sẽ có biểu hiện biến dạng, mang màu xanh sẫm không bị thường. Với các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt.
– Cách bổ sung: Bón vôi (canxi cacbonat) cho cây trước khi trồng để tăng hàm lượng canxi trong đất cho cây hấp thụ. Hoặc bón bổ sung các loại phân hữu cơ như tro gỗ, bột vỏ sò, ốc, vỏ trứng.
5. Cây thiếu chất magie (Mg):
– Thiếu magie cũng gây ra tình trạng vàng lá như khi thiếu lân nhưng chuyển vàng ở phần gân lá ra dần phần bìa lá, sau đó rụng sớm. Số lượng đậu trái ít, quả nhỏ và ít ngọt.
– Bổ sung bằng cách sử dụng các loại phân bón lá Magie hữu cơ cho cây.
6. Cây thiếu chất lưu huỳnh (S):
– Biểu hiện đặc trưng khi cây thiếu S cũng có hiện tượng vàng lá như khi thiếu N, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.
– Cách bổ sung: Dùng phân có hàm lượng lưu huỳnh cao như SA, supe lân, thạch cao hoặc bón lưu huỳnh nguyên tố.
7. Cây thiếu chất kẽm (Zn)
– Cây thiếu kẽm biểu hiện ở phần lá non, cụ thể phần bìa và gân vẫn có màu xanh trong khi phần phiến lá ở giữa các gân bị chuyển màu vàng. Ngoài dấu hiệu ở lá, cây còn có biểu hiện ít phân cành, rẽ nhánh và cành không phát triển, cho ra ít quả và chất lượng cây trái kém.
– Cách bổ sung: Tiến hành bón kẽm sunfat (ZnSO4) vào đất hoặc phun dung dịch kẽm sunfat 0,1-0,5% qua lá.
8. Cây thiếu chất Sắt (Fe)
– Dấu hiệu ở cây thiếu sắt là phần lá sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, phân gân lá vẫn còn màu xanh đậm, trong khi phần thịt giữa các gân bị úa vàng. Nếu thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ phần lá sẽ chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
– Cách bổ sung: Tiến hành Phun lên lá dung dịch sắt sunfat 2% hoặc dung dịch phức sắt – chelat 0,02-0,05%.
Trên đây là những chất dinh dưỡng mà cây thường thiếu hụt trong quá trình trồng. Bạn hãy thường xuyên theo dõi cây để bổ sung kịp thời nhé.
Hoàng Long Garden còn chia sẻ nhiều bài viết hữu ích về cây trồng chậu. Hãy theo dõi fanpage để cập nhật kiến thức sớm nhất.