Cây Thanh Long Vỏ Xanh Ruột Trắng

Giới thiệu:
- Thanh Long Vỏ Xanh Ruột Trắng là một biến thể của giống Thanh Long Vỏ Đỏ Ruột Trắng. Có một số nguồn thông tin cho biết giống có nguồn gốc từ Long An, được phát hiện đột biến trong quá trình trồng vườn Thanh Long Vỏ Đỏ Ruột Trắng Thông thường, và được lưu giữ giống nhờ biện pháp cắt giâm nhánh (nhân bản vô tính). Nhơ vậy, giống ngoại trừ vỏ có màu xanh thì đặc tính và chất lượng trái của giống không có gì khác biệt với giống Thanh Long Ruột trắng. Đồng thời, giống vẫn trồng được ở những nơi điều kiện sống khắc nghiệt, kể cả các nơi đất bị khô hạn, nhiễm mặn và phèn.
Hình thái và Đặc Tính:
- Thân: Thân có 3 cạnh, phần giữa 2 gai cong lên. Vì thuộc nhóm Xương Rồng nên thân Thanh Long mọng nước, không có lá và thay vào đó là gai. Thân cây có đặc tính Leo hoặc bò, bám bằng cách cách mọc rễ dọc thân.
- Hoa và trái: Nếu cây trồng từ Hom (Nhánh Giâm) có thể ra trái sau 12 tháng trồng. Một năm ra rộ trái từ tháng 4 đến tháng 10, tuy nhiên nếu biết cách xử lý thì thanh long có thể nở hoa, ra trái quanh năm.
– Hoa chủ yếu nở về đêm, hoa lưỡng tính tự thụ phấn. Hoa màu trắng. Tỷ lệ ra hoa đậu trái khá cao so với thanh long trắng.
– Trái khi chín có màu vỏ màu đỏ, hình tròn, trọng lượng trái từ 600gram đến hơn 1kg, tai lúc vừa chín thẳng hướng lên đầu trái (Khác với Thanh Long Tím Hồng tai sẽ cong ngược về cuốn trái). Thịt trái có màu đỏ hồng, ngọt, ít chua ăn ngon và ngọt..
Cách trồng:
- Thanh Long Vỏ Xanh Ruột Trắng rất dễ trồng, không kén điều kiện. Tuy nhiên là một loài thân mọng nước, ưa nắng mạnh, trực diện nên cây thanh long khi trồng tránh những nơi bị ngập úng, độ ẩm cao. Vì rất dễ gây tình trạng thối thân, nấm mốc hại cây. Và những nơi thiếu nắng sẽ khiến cây chậm lớn, chậm trái.

- Trồng chậu: Thanh Long nuôi từ Hom (Nhánh Giâm) trồng chậu ra trái được.
– Chậu tối thiểu để trồng nên có đường kính có đường kính từ 50cm. Vì thuộc dạng thân bò, cho nên khi trồng thanh long nên đặt trụ leo cho cây leo ở giữa Chậu, chọn trụ tiện lợi, gọn nhẹ và đơn giản và bền nhất là dùng dùng ống nước quấn vải quanh làm trụ. Vải để có độ ẩm và điểm tựa cho rễ cây bám vào trụ. Hoặc có thể cho cây leo vách tường, hoặc bò vào các thân cây lớn hơn.
– Đất: nên dùng các loại đất đáp ứng các tiêu chí “Không giữ nước quá lâu” và “Không thoát nước quá nhanh”. Việc này giúp cho cây giảm thiểu rủi ro úng rễ vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa nóng. Có thể đặt mua loại Đất Thịt Bazan Trộn Sẵn của Hoàng Long Garden có thành phần phân bón, đất thịt, mụn dừa, vỏ đậu phộng và tro trấu theo tỉ lệ phù hợp. Giúp cho cây dễ phát rễ non, và nhờ sẵn phân bón sẽ giúp giảm chi phí & công sức bón phân sau khi trồng. Đồng thời cũng có thành phần hữu cơ phân ra chậm, tạo dưỡng chất cho cây phát rễ tốt.
Chăm Sóc:
- Trong thời gian đầu mới trồng và giai đoạn tạo cành, cây thanh long cần nhiều đạm (N) và lân (P) để giúp cây phát triển bộ rễ và thân cành, cây khỏe mạnh, xanh tốt, sớm cho quả. Thiếu đạm và lân cây cằn cỗi, cành nhỏ và ngắn, chuyển màu xanh vàng nhạt. Ngược lại nếu thừa đạm thì cành vươn dài, mềm yếu, chống chịu sâu bệnh kém, kéo dài thời gian sinh trưởng nên chậm ra hoa.
- Kali (K) làm cho cây cứng rắn, tăng sức chống hạn, sớm ra quả, quả to và chất lượng tốt. Để tạo quả rải vụ, kali cùng vớí lân làm tăng tỉ lệ đậu hoa, đậu quả. Thiếu kali cây mềm yếu, cành chuyển màu vàng, có các vệt nâu, dễ bị sâu bệnh phá hại.
- Các nguyên tố trung vi lượng rất cần cho thanh long để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, có trong các loại phân hữu cơ và phân bón lá.
Sâu bệnh hại cây:
- Bệnh thối đầu cành: Do nấm Alternaria sp gây ra, phát sinh vào đầu mùa mưa.
- Bệnh đốm nâu: Do nấm Gloeosporium agaves gây hại trong điều kiện độ ẩm cao, nhiều sương mù.
- Bệnh đốm trắng: Do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra, đặc biệt nghiêm trọng vào mùa mưa, nhiệt độ từ 30 – 35 độ C và độ ẩm cao.
- Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại, thường gặp ở thời điểm cây ra cành non, thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều.
- Bệnh nám cành: Do nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp tấn công, gây bệnh trên thanh long. Thời tiết thất thường, nắng nhiều là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh.
- Bệnh nấm bồ hóng: Do nấm Capnodium sp gây hại, chủ yếu xuất hiện vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao.
Biện pháp phòng trừ:
- Cắt tỉa và tạo hình thường xuyên cho trụ thanh long, đảm bảo vườn thanh long luôn được thông thoáng. Nếu cây mắc bệnh thì cũng hạn chế được sự lây lan sang các cây khác.
- Cung cấp đủ nước cho cây, nhất là vào thời điểm nắng nóng. Không để cây bị thiếu nước, héo khô, dẫn đến sức đề kháng yếu, dễ bị nấm và vi khuẩn tấn công, gây bệnh.
- Làm cỏ cho vườn thanh long, uyệt đối không để cỏ dại phát triển um tùm.
- Thường xuyên thanh long để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh, từ đó can thiệp nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại.
- Chủ động phun thuốc phòng trừ, ngừa bệnh đầy đủ, đặc biệt là vào mùa cao điểm của sâu bệnh gây hại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.