Cây Khế Ngọt Cẩm Thạch

Đặc điểm:
- Khế Ngọt Cẩm Thạch là một biến thể từ giống Khế Ngọt Ta. Giống được phát hiện và bảo tồn ở Việt Nam. Có điểm độc đáo là lá, đọt non, và trái đều có tỷ lệ cẩm thạch (sọc trắng sữa) rất đẹp, cho nên đây là một giống Khế được trồng để trang trí cạnh quang, tạo điểm nổi bật vô cùng hiệu quả.
- Trái Khế Ngọt Cẩm Thạch ăn tươi và chế biến không khác biệt so với trái của giống Khế Ngọt Ta.
Hình thái và Đặc tính:
- Lá: lá hình thoi, mọc đối xứng, có màu cẩm thạch theo tỷ lệ ngẫu nhiên. Xòe ra vào ban ngày và gập lại bào buổi tối.
*Khế Ngọt Ta có hiện tượng rụng lá khi thay đổi thời tiết hoặc môi trường trồng, hoặc sau khi vận chuyển. Cho nên khi gặp những hiện tượng rụng lá nên đặt cây ở nơi nắng mạnh, bón phân dưỡng bổ sung (Nếu có). Mầm cây mới sẽ nhanh chóng mọc lên, thông thường sau đợt rụng lá cây sẽ rộ hoa và trái. - Thân: Vốn là loài cây tuổi thọ bền, trồng càng lâu thì thân sẽ càng to cao, tốc độ lớn tương đối nhanh, trong năm đầu có thể đạt đến chiều cao trên 2m. Thân khế có cành nhánh xòe rộng, tầng lá dày cho nên khi cây trồng sau 2 năm sẽ che mát rất tốt.
- Hoa và trái:
– Khế Ngọt Cẩm Thạch trồng từ cây ghép sẽ ra hoa sau 5 tháng, hoa ra liên tục quanh năm, mọc chùm dọc theo thân và cành. Tỷ lệ đậu quả cao, trong môi trường và điều kiện thuận lợi tỷ lệ đậu quả hơn 30%. Theo đông y, hoa khế có vị chua, đắng, tính mát, thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, dùng để trị ho, tiêu đờm, trị ho hiệu quả.
– Trái: thon dài, chia thành 5 – 6 khía. Khi chín trái chuyển xanh màu vàng tươi, viền cạnh của từng khía có màu xanh. Trái khi ăn có vị ngọt, trọng lượng trung bình từ 150gram-200gram. Ngoài ăn tươi có thể làm nước ép rất bổ dưỡng.
*Lưu ý: Khế Ngọt đôi lúc có trường hợp cây ra trái trước đó ngọt sau đó chuyển chua. Và đợt trái sau lại chuyển ngọt. Đôi lúc cùng một cây nhưng có cây một bên ngọt, một bên chua. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, và đôi lúc sẽ gặp ở những cây khế trồng từ hạt. Nếu gặp những trường hợp như vậy có thể chờ những đợt trái sau để trái ngọt dần lại.

Chăm sóc:
- Cây Khế Ngọt Ta là một giống sinh trưởng nhanh, sống khỏe, ít bệnh vặt không cần tốn quá nhiều công sức chăm sóc cho nên đây là loại giống rất dễ trồng, phù hợp với những ai mới tập trồng cây.
Lưu ý: Khế là giống cây ưa nắng. Cho nên khi trồng chú ý vị trí có nắng đầy đủ. Thiếu nắng cây sẽ chậm phát, bệnh nhiều và cũng giảm tỷ lệ đậu trái, thường xuyên rụng trái non.
*Xử lý khi cây có nhánh bị hoàn về nguyên thủy: Vì là một dòng đột biến từ Khế Ngọt Ta. Cho nên sẽ có trường hợp một số nhánh mọc ra có lá xanh, trường hợp này do nhánh mọc trúng đoạn mạch đã hoàn nguyên thủy. Cho nên cách xử lý là lải bỏ hết những nhánh hoàn nguyên thủy. Để cây dồn sức nuôi các nhánh cẩm thạch.

- Trồng chậu: Cây Khế Ngọt Cẩm Thạch trồng chậu vẫn cho trái. Cây nhỏ cao dưới 1m cũng có thể đậu quả nếu trồng từ dạng cây ghép.
– Giống: Khế Ngọt Cẩm Thạch có đặc điểm nhanh có trái, mọc lùn nếu trồng loại cây ghép, nếu trồng chậu nên ưu tiên trồng “dạng cây nuôi sẵn” sẽ tiếp kiệm thời gian, công sức, chi phí trồng, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chăm sóc hơn là trồng từ cây giống nhỏ.
– Chậu: không cần chậu quá to. Các dạng chậu có đường kính từ 40cm đều có thể trồng tốt. Khi dùng chậu chú ý cách nhiệt cho chậu tránh hiện tượng nắng chiếu vào thành chậu khiến cây bị chết rễ non lúc trời nắng mạnh. Đồng thời cũng chú ý tới lỗ thoát nước của chậu, tránh việc lỗ thoát nước bị nghẹt.
– Đất: nên dùng các loại đất đáp ứng các tiêu chí “Không giữ nước quá lâu” và “Không thoát nước quá nhanh”. Việc này giúp cho cây giảm thiểu rủi ro úng rễ vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa nóng. Có thể đặt mua loại Đất Thịt Bazan Trộn Sẵn của Hoàng Long Garden có thành phần phân bón, đất thịt, mụn dừa, vỏ đậu phộng và tro trấu theo tỉ lệ phù hợp. Giúp cho cây dễ phát rễ non, và nhờ sẵn phân bón sẽ giúp giảm chi phí & công sức bón phân sau khi trồng. Đồng thời cũng có thành phần hữu cơ phân ra chậm, tạo dưỡng chất cho cây phát rễ tốt. - Sâu bệnh:
+ Các loại con trùng hại cây như: rầy trắng, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu ăn lá có thể trị nhanh mà không cần dùng thuốc hóa học bằng các cách sau: dùng bình xịt muỗi / hỗn hợp rượu trắng + tỏi + ớt ngâm sẵn / thuốc sổ lãi pha loãng rồi xịt lên cây / xịt nước áp lực cao, nước rửa chén pha loãng lên cây / Phủ màng trồng cây cách ly cây.
+ Nấm bệnh hại cây như: nấm làm ghẻ lá & trái, thán thư, rỉ sắt có thể dùng Banking Soda / Nước Coca – cola / Thuốc Coc 85 để diệt nhanh mầm nấm bệnh / Xịt hỗn hợp đồng lên lá để phòng ngừa mầm bệnh lây lan vào lá chưa bệnh. Kết hợp phát quang môi trường, cắt tỉa cành nhánh bớt rậm rạp, lãi bớt lá bệnh. - Phân bón:
+ Giai đoạn phát triển: nên dùng NPK 20-20-15 giúp phát mầm, đâm chồi nảy lộc. Hoặc các loại phân có chức năng tương tự.
+ Giai đoạn ra hoa, đậu trái: nên dùng các loại phân hữu cơ như dê, gà, bánh dầu. Hoặc có thể bổ Sung Kali giúp trái ngon và to hơn. Còn để thúc cây ra hoa có thể kết hợp Phân Lân giúp cây đâm chồi, phát hoa nhiều hơn.
+ Trường hợp cây suy: kết hợp phân kích rễ N3M, Phân Bón lá NPK.
* Chú ý: khi dùng phân nên chú ý liều lượng, tránh hiện tượng lạm dụng bón quá liều, bón cục bộ sẽ gây ảnh hưởng rễ cây.