Shop nhận thấy hiện tượng cây ăn trái bị rụng trái non xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là khi trồng trong chậu. Vì thế, hôm nay Hoàng Long Garden xin chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này nhé

Đối với rụng trái, sẽ có 2 trường hợp như sau: Rụng trái non sinh lý và Rụng trái non không do sinh lý
1. Nguyên nhân cây bị rụng trái non
a. Rụng trái non sinh lý:
Biểu hiệu: ta thường hay thấy sau khi cây ra trái được 2-3 tuần thì bắt đầu rụng dần bớt. Số lượng và tỷ lệ rụng trái phụ thuộc vào tuỳ cây. Đây là cơ chế sinh lý bình thường của cây. Nguyên nhân là do cây không đủ dưỡng chất để nuôi hết được tất cả trái đã đậu, nên sẽ chủ động làm rụng bớt để nuôi dưỡng một số lượng trái nhất định. Cây sẽ tự tiết ra chất điều hoà dinh dưỡng làm cuốn trái khô lại, và rụng đi.
b. Rụng trái non ngoại cảnh: do 3 nguyên nhân sau
– Thời tiết:
+Thời tiết thay đổi đột ngột: đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến làm cho cây bị rụng trái. Sự thay đổi thời tiết đột ngột làm sinh lý của cây thay đổi đột ngột, dẫn đến rụng trái non – phần dễ bị tác động nhất của cây.
+ Úng nước: Cây ở trong trạng thái úng nước, phần rễ bị ảnh hưởng, làm giảm lượng dinh dưỡng nuôi trái, kết quả là rụng.
+ Gió mạnh: Nơi trồng có nhiều gió làm lay mạnh cành, làm rụng hoa và trái non, giảm năng suất rõ rệt.
+ Thiếu nắng: cây không đủ nắng để quang hợp tạo chất dinh dưỡng, từ đó xảy ra cơ chế rụng trái.
– Sâu bệnh:
Một số nấm bệnh làm rụng trái non là Nhện đỏ, bệnh Phấn trắng, Bệnh nứt thân, thối trái, bệnh vàng lá gân xanh… làm cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng hoa, rụng quả non hàng loạt.
– Dinh dưỡng:
+ Cây thiếu chất dinh dưỡng: sẽ cho năng suất kém, dễ rụng trái và chất lượng trái cũng không đạt.
+ Thừa đạm: Trong giai đoạn cây ra hoa đậu trái, bị thừa quá nhiều đạm dễ khiến cho cây rụng lá. Bởi vì phân bón giàu đạm sẽ giúp cây phát triển thêm đọt non, cành lá xum xuê, lúc này vô tình làm cạnh tranh dinh dưỡng với trái, và dẫn đến rụng.
2. Cách khắc phục hiện tượng cây bị rụng trái non
– Đối với nguyên nhân do thời tiết:
Trồng cây ở nơi thông thoáng, cây có đủ ánh nắng. Tránh trồng ở nơi có gió quật mạnh

Để chống nóng, chống rét hoặc mưa nhiều, có thể sử dụng biện pháp che chắn hoặc trồng xen kẽ các loại cây che bóng, chắn gió.
– Đối với nguyên nhân do sâu bệnh: Khi cây đã mắc b.ệnh thì tiến hành cắt bỏ trái nhanh chóng để tránh lây lan sang những chùm trái khác.
Cần giảm lượng phân đạm bón cho cây, khi bệnh đã xuất hiện. Đặc biệt, cần bón đủ lân và kali khi cây bị bệnh sẽ không bị nặng, nếu bón nhiều đạm b.ệnh sẽ rất nặng

Đối với trường hợp bị nặng, có thể sử dụng biện pháp mạnh bằng cách xịt COC 85 WP với liều lượng là 10gr/4l nước, phun đều lên cây bị b.ệnh. Sau đó phun lại lần 2 sau 7 ngày
– Đối với nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng
Khi cây đã trưởng thành và chuẩn bị ra hoa cần tăng cường phân giàu bón đạm và lân. Khi cây đậu trái chú ý bổ sung phân bón giàu kali.
Tiến hành cắt tỉa một số cành nhánh phụ để cây dồn dinh dưỡng nuôi trái. Có thể áp dụng một số phương pháp bấm đọt và lảy lá để tăng khả năng ra hoa đậu trái.
Hoàng Long Garden còn rất nhiều bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trồng cây ăn trái khác. Mọi người nhớ theo dõi ở những bài viết sau tại trang Facebook: https://www.facebook.com/HoangLongGarden